Gỗ công nghiệp là một trong những phương án để “cứu rừng”. Tuy nhiên, chúng ta đã có hàng triệu năm để tìm hiểu và sử dụng gỗ tự nhiên, còn gỗ công nghiệp vẫn còn khá nhiều điều cần khám phá để ứng dụng một cách an toàn, hiệu quả và xứng đáng với chi phí bỏ ra. Qua bài viết này bạn hãy cùng IH Studio tìm hiểu những đặc điểm cần lưu ý của gỗ công nghiệp, trước khi lựa chọn làm nội thất cho tổ ấm gia đình mình.
Những lưu ý cần biết khi lựa chọn nội thất làm từ gỗ công nghiệp
Những lưu ý cần biết khi lựa chọn nội thất làm từ gỗ công nghiệp
Những lưu ý cần biết khi lựa chọn nội thất làm từ gỗ công nghiệp |
Gỗ công nghiệp được đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn nào?
Gỗ công nghiệp có chủng loại rất đa dạng, trong đó phổ biến nhất và được ứng dụng rộng rãi nhất vẫn là gỗ ván dăm, gỗ MDF, gỗ HDF, gỗ dán (Plywood). Ván thành phẩm để sản xuất nội thất sẽ bao gồm phần cốt ván và bề mặt. Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá gỗ chuẩn về cả độ an toàn, độ bền và tính thẩm mỹ.
Các tiêu chí đánh giá chất lượng cốt gỗ công nghiệp
Tiêu chuẩn về độ an toàn (nồng độ phát thải formaldehyde): Khi đi vào căn phòng đang hoàn thiện nội thất gỗ công nghiệp, người dùng có thể cảm thấy bị khó thở, cay mắt, đó là do tác động của một hợp chất hữu cơ phát thải từ gỗ là formaldehyde. Formaldehyde là hóa chất độc hại, tiếp xúc lâu dài với nồng độ cao có thể mắc các bệnh về mắt, da và hệ hô hấp, thậm chí là ung thư.
Trong lĩnh vực nội thất, nồng độ phát thải formaldehyde có quy chuẩn được quy định rõ ràng. Nước ta hiện nay cho phép sử dụng ván gỗ công nghiệp đạt tối thiểu tiêu chuẩn E2. E1, E0 hay SE0 là những cấp độ có chỉ số phát thải thấp hơn E2. . Người sử dụng chỉ nên chọn ván E2 từ thương hiệu uy tín để có giấy tờ xác minh rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ và đạt chuẩn về thông số kỹ thuật. Về nồng độ phát thải formaldehyde, ván E2 có nồng độ phát thải từ 8-24mg/100g, hàng kém chất lượng có nồng độ lên tới 30-35mg/100g. Nồng độ càng cao càng có hại cho sức khỏe.
Khả năng kháng ẩm: Nước ta theo khí hậu nhiệt đới gió mùa, có độ ẩm không khí cao, lượng mưa lớn, mùa mưa bão kéo dài (đặc biệt là vùng biển),…khiến cho nhu cầu về ván gỗ công nghiệp chống ẩm cao hơn so với nhiều quốc gia khác. Thuộc tính của ván gỗ là hút ẩm, do vậy nếu ván kháng ẩm kém sẽ bị trương nở khi ở trong môi trường có độ ẩm cao. Tấm ván có độ trương nở thấp sẽ hạn chế tình trạng bị cong vênh, phồng rộp ở mép ván trong quá trình sử dụng, đặc biệt là ở những môi trường ẩm.
Ván chống ẩm có nhiều loại khác nhau như ván dăm chống ẩm, MDF chống ẩm... và thường dùng chất chỉ thị màu xanh để phân biệt với ván thường. Đối với những vùng có độ ẩm cao như vùng ven biển hay miền bắc nước ta thì đặc biệt nên dùng dòng ván MDF chống ẩm hay HDF chống ẩm.
Độ bám vít: tiêu chuẩn này thể hiện khả năng chịu lực tác động của tấm ván. Đối với các sản phẩm nội thất làm từ gỗ công nghiệp có độ bám vít kém, các phần cánh sẽ bị võng xệ sau một thời gian đóng mở, vít không bám sau một vài lần tháo lắp,… Liên kết nội hay còn gọi là tính liên kết giữa các phần tử trong tấm ván sẽ quyết định đến tính chất này. Tấm ván có liên kết nội tốt sẽ tăng cường khả năng bắt vít và hạn chế sự xô lệch sau khi tháo lắp, di chuyển vị trí đồ nội thất. Về độ bám vít, cả ván dăm và ván MDF đều có chỉ số khá cao.
Sức bền của vật liệu (độ bền kéo, độ bền uốn): độ bền kéo là khả năng chịu được lực kéo đứt vật liệu. Độ bền uốn của tấm ván được xác định bằng cách đo lường độ biến dạng của tấm ván khi đặt một tải trọng xác định lên bề mặt. Một tấm ván có chất lượng tốt thì cả độ bền kéo và độ bền uốn đều cao và ổn định, do vậy nội thất sẽ có khả năng chịu lực tốt hơn, hạn chế gãy, cong, võng xệ,... Theo các kết quả kiểm nghiệm thực tế, độ bền uốn và chỉ số về độ bền kéo của ván dăm kém hơn là ván MDF. Vì thế, ván MDF được lựa chọn để làm nội thất cho những vật dụng cần chịu lực nhiều hơn.
Mật độ (tỷ trọng ván): tỷ trọng ván là khối lượng có trong một đơn vị thể tích của vật liệu. Ván có tỷ trọng/ mật độ cao sẽ có độ bền cao. Tỷ trọng cao cũng đồng nghĩa với sức bền của vật liệu cao. Trong các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay thì ván dăm là loại có tỷ trọng trung bình thấp hơn so với ván gỗ MDF, HDF.
Đối với bề mặt gỗ công nghiệp
Khi nhắc đến bề mặt phủ lên gỗ công nghiệp, người tiêu dùng thường chỉ quan tâm đến màu sắc và tính thẩm mỹ của lớp phủ. Tuy nhiên, thực tế đây cũng là “vũ khí” đắc lực trong việc giảm thiểu sự phát thải formaldehyde của cốt gỗ công nghiệp, hạn chế côn trùng, tác động của hóa chất hay sự xâm nhập của độ ẩm,…
Bề mặt gỗ công nghiệp hiện nay rất đa dạng, với khả năng ứng dụng cao hơn gỗ tự nhiên và đang dần thay thế các bề mặt kim loại, đá, thậm chí là những vật liệu thủ công như mây tre đan. Công nghệ tiên tiến đã giúp các nhà thiết kế đưa thiên nhiên phủ lên bề mặt công nghiệp, truyền tải đầy đủ không chỉ những đặc tính mà cả cảm nhận của bề mặt gỗ tự nhiên. Đây cũng sẽ là xu hướng nội thất được ưa chuộng trong thời gian hiện nay.
Lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay như: melamine, laminate, veneer, acrylic... mỗi loại đều sở hữu những ưu và nhược điểm cũng cũng như nét thẩm mỹ riêng. Tùy theo phong cách thiết kế, nhu cầu cũng như kinh phí mà bạn lựa chọn được chủng loại phù hợp.
Đặt ra những tiêu chuẩn về nhà cung cấp
Đa số người tiêu dùng thường tìm đến đơn vị bán nội thất và lựa chọn sản phẩm khi đã hoàn thiện, chỉ một lượng rất nhỏ có mong muốn tìm hiểu về chủng loại gỗ công nghiệp cũng như lớp phủ bề mặt. Đó cũng là lý do chính dẫn đến các tiêu chuẩn về cả chất lượng và độ an toàn của sản phẩm gỗ nội thất không được quan tâm và phổ biến rộng rãi; tạo cơ hội cho gỗ không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Cốt gỗ sau khi đã được phủ bề mặt, gia công thành nội thất và chưa qua sử dụng sẽ rất khó để đánh giá chất lượng. Vì vậy dù là loại kém chất lượng, giá rẻ nhưng có thể “phù phép” để bán với giá rất cao.
Với xu hướng sử dụng gỗ công nghiệp như những năm gần đây, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại gỗ công nghiệp như gỗ Minh Long, An Cường, gỗ Thái, Trung Quốc hay gỗ Việt.... Không có một tiêu chuẩn cụ thể nào để đánh giá nhưng người tiêu dùng có thể lựa chọn dựa trên độ uy tín, các giấy tờ chứng chỉ liên quan, cũng như tìm kiếm làm việc với những đơn vị nôi thất uy tín…
Một sản phẩm nội thất đẹp không thể được tạo dựng từ vật liệu kém chất lượng. Vì thế, am hiểu về vật liệu sẽ giúp bạn trở nên thông thái hơn, vừa mang lại không gian như ý vừa bảo vệ sức khỏe gia đình mình, góp phần xây dựng lối sống xanh trọn vẹn nhất.
0 comments:
Post a Comment